Hopdongtinhyeu đã cập nhật trạng thái

09 Tháng 10 Ðã tiếp cận 4024 người 0NDA 974 - (0 bình luận)

Người che chở
INFJ – THE PROTECTORS – NGƯỜI CHE CHỞ

Những người thuộc nhóm INFJ có lối sống chủ đạo là trực giác hướng nội, họ tiếp nhận mọi thứ chủ yếu dựa vào trực giác. Ngoài ra, INFJ còn có một lối sống thứ hai thiên về cảm giác hướng ngoại, họ xử lý mọi việc theo cách họ cảm nhận, hoặc theo cách mà chúng có phù hợp với chuẩn mực của bản thân họ hay không.

INFJ là những người lịch sự, biết quan tâm, phức tạp và là những cá nhân có trực giác cao. Có tính nghệ sĩ và sáng tạo, họ sống trong thế giới của những ý tưởng và tiềm năng. Chỉ có 1% dân số là INFJ, khiến cho loại tính cách này trở thành tính cách hiếm có nhất.

INFJ rất coi trọng việc sắp xếp mọi thứ theo thứ tự và có tính hệ thống trong cuộc sống của họ. Họ luôn nỗ lực để tìm ra hệ thống nào là tốt nhất để hoàn thành công việc, họ luôn định nghĩa và xác định lại những ưu tiên trong cuộc sống của mình. Mặt khác, INFJ suy nghĩ bằng trực giác một cách hoàn toàn tự nhiên. Họ biết mọi thứ thông qua trực giác mà không biết lí do tại sao, và cũng không có kiến thức đầy đủ về những điều đó. Họ thường đúng, và họ cũng thường biết rằng họ đúng. Nói chung, INFJ hoàn toàn tin tưởng vào bản năng và trực giác của họ. Điều này gây ra sự trái ngược giữa thế giới bên ngoài và bên trong của họ, và có thể có kết quả là INFJ không ngăn nắp như các loại tính cách “nguyên tắc” khác. Chúng ta cũng có thể thấy được một vài dấu hiệu của sự bừa bộn trong một tổng thể ngăn nắp, ví dụ như một chiếc bàn lúc nào cũng bày bừa trong một căn phòng ngăn nắp.

INFJ có khả năng đặc biệt trong việc thấu hiểu con người và hoàn cảnh. Họ “cảm nhận” mọi thứ và hiểu chúng bằng trực giác. Một ví dụ điển hình, một vài INFJ có khả năng ngoại cảm tự nhiên, họ có thể linh cảm mạnh mẽ về việc người thân của mình đang gặp vấn đề, và sau đó họ phát hiện ra người đó đã gặp tai nạn. Những người khác có thể coi thường và cười nhạo điều này, và INFJ không thực sự hiểu trực giác của họ đến mức có thể diễn đạt thành lời. Vì thế, INFJ là những người sống khép kín, chỉ chia sẻ khi họ chọn chia sẻ những gì họ muốn. Họ là những con người sâu sắc, phức tạp, hoàn toàn kín đáo và thường khó hiểu. INFJ không bộc lộ nhiều, và có thể rất bí ẩn.

Tuy nhiên, INFJ cũng cực kỳ ấm áp như sự phức tạp của họ. INFJ có một vị trí đặc biệt trong tim của những người ở gần họ, những người có thể thấy sự quan tâm sâu sắc và những khả năng đặc biệt của họ. INFJ quan tâm đến cảm xúc của người khác, và họ cố tỏ ra dịu dàng để tránh làm tổn thương đến những người khác. Họ rất nhạy cảm với xung đột, và họ thường không thể chấp nhận điều đó. Những tình huống xảy ra xung đột thường đưa một INFJ hiền lành trở thành một người cực kỳ chống đối hoặc giận dữ. Họ có xu hướng mang những xung đột vào bên trong mình, và có những vấn đề về sức khoẻ khi chịu nhiều căng thẳng và áp lực.

Bởi vì INFJ có khả năng trực giác rất mạnh mẽ, họ tin tưởng vào bản năng của mình hơn hết. Điều này có thể dẫn đến kết quả là sự cứng đầu và có xu hướng bỏ qua ý kiến của người khác. Họ tin rằng họ luôn đúng. Mặc khác, INFJ là những người cầu toàn, luôn mong muốn mình sống với toàn bộ khả năng của mình. INFJ hiếm khi tự hài lòng với bản thân mình – luôn có những việc mà họ nên làm để cải thiện bản thân và thế giới xung quanh họ. Họ tin vào sự phát triển không ngừng, và thường không dành thời gian để xem lại những gì họ đã đạt được. Họ có một hệ thống giá trị mạnh mẽ, và họ cần sống với những gì họ cho là đúng. Với tính cách thiên về cảm xúc, INFJ thường rất lịch sự và dễ tính. Tuy nhiên, họ có mong muốn rất cao cho bản thân mình, và thường cho gia đình của họ nữa. Họ không tin vào việc thay đổi lý tưởng sống của mình.

INFJ là những người nuôi dưỡng tự nhiên, kiên nhẫn, tận tụy và che chở. Họ là những bậc cha mẹ luôn yêu thương và thường có mối quan hệ gần gũi với con cái mình. Họ có mong đợi cao đối với con mình, và thúc đẩy chúng để chúng đạt được những điều tốt nhất. Điều này đôi khi được thể hiện bởi sự cứng đầu của INFJ. Nhưng nói chung, những đứa con của INFJ có được sự tận tụy và hướng dẫn của cha mẹ, cùng với sự quan tâm sâu sắc của họ.

INFJ thường nổi bật trong những công việc mà họ có thể sáng tạo và mang tính độc lập. Họ có năng khiếu trong các môn nghệ thuật và nhiều người rất giỏi trong các ngành khoa học, bởi vì họ có thể sử dụng trực giác của mình. INFJ cũng thích làm những việc có thể phục vụ người khác. Họ không giỏi trong các công việc yêu cầu tính chính xác và chi tiết. INFJ sẽ hoặc là tránh né những điều như vậy, hoặc sẽ cố gắng hết sức để phát triển về khả năng chi tiết đến nỗi họ không còn khả năng nhìn toàn cảnh vấn đề nữa. Một INFJ phát triển khả năng lưu ý đến những chi tiết có thể rất hay chỉ trích những người không chi tiết như họ.

INFJ có những khả năng mà những loại tính cách khác không có được. Đối với một INFJ thì cuộc sống không bao giờ là dễ dàng, nhưng INFJ vẫn có khả năng cảm nhận sâu sắc sự việc xung quanh và đạt nhiều thành tựu cá nhân.

Những INFJ nổi tiếng

Nathan – Nhà tiên tri Israel

James Earl “Jimmy” Carter – Tổng thống Mỹ

Martin Luther King, Jr. – Nhà hoạt động dân quyền

Nicole Kidman – Nữ diễn viên nổi tiếng

Jamie Foxx – Nam diễn viên nổi tiếng

INFJ VÀ SỰ NGHIỆP

Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.

Các INFJ thường có một số nét đặc trưng sau:

Hiểu được con người và hoàn cảnh bằng trực giác.
Duy tâm.
Rất nguyên tắc.
Phức tạp và sâu sắc.
Khả năng lãnh đạo tự nhiên.
Nhạy cảm và có lòng trắc ẩn với con người.
Sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Hướng về tương lai.
Đánh giá cao những mối quan hệ sâu sắc và đích thực.
Tránh thể hiện bản thân mình.
Không thích các công việc chi tiết nếu họ không phát triển kỹ năng này.
Luôn tìm kiếm ý nghĩa và mục đích của mọi thứ.
Sáng tạo và nhìn xa trông rộng.
Dễ cảm động và dễ bị tổn thương.
Có thể làm việc logic và lí trí – Sử dụng trực giác để nhận ra mục tiêu và nỗ lực tiến về mục tiêu đó.

INFJ là những cá nhân đặc biệt, họ cần một sự nghiệp hơn là một công việc. Họ cần được cảm thấy như thể mọi thứ họ làm trong cuộc sống phải hoà hợp với hệ thống giá trị mạnh mẽ của họ – với những gì họ cho là đúng. Theo đó, INFJ nên chọn một nghề nghiệp mà họ có thể sống mỗi ngày với những giá trị của bản thân, và có thể hỗ trợ họ trong sứ mệnh làm nên một điều gì đó ý nghĩa. Bởi vì INFJ có một hệ thống giá trị mạnh mẽ và trực giác dẫn đường nên họ thể hiện tốt nhất trong vai trò lãnh đạo, hơn là một người đi theo. Mặc dù họ có thể hạnh phúc khi đi theo những người lãnh đạo mà họ có thể hỗ trợ hoàn toàn, họ sẽ không vui khi phải theo sau trong những trường hợp khác.

Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một INFJ. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.

Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với INFJ

Giám mục / Các công việc liên quan đến tôn giáo
Giáo viên
Bác sĩ / Nha sĩ
Các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khoẻ
Nhà tâm lý học
Bác sĩ tâm thần
Những người làm công tác xã hội
Nhạc sĩ / Hoạ sĩ
Nhiếp ảnh
Chăm sóc trẻ em / Phát triển trẻ em

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA INFJ - 10 NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐẠT THÀNH CÔNG

1. Trau dồi ưu điểm của mình! Làm những việc cho phép khả năng trực giác và nhiệt tình giúp đỡ người khác của bạn được phát huy.

2. Hãy đối mặt với khuyết điểm của mình! Chấp nhận những điểm yếu của mình và tìm cách vượt qua chúng. Đặc biệt, cố gắng sử dụng khả năng đánh giá dựa trên các ý tưởng và trực giác của mình hơn, đừng vội bác bỏ lời nói của những người khác.

3. Suy nghĩ thật kĩ càng. Bạn cần phải sàng lọc nguồn thông tin đa dạng của mình để biến mọi việc trở nên khả thi. Cho bản thân mình một thời gian thích hợp để làm việc này, và tận dụng cơ hội thảo luận ý tưởng với người khác. Bạn sẽ nhận ra việc bộc lộ trực giác nội tâm của mình là một bài học quý giá.

4. Thấu hiểu mọi thứ. Đừng bác bỏ ý kiến của người khác quá sớm chỉ vì bạn không tôn trọng người đưa ra ý kiến đó, hoặc do bạn nghĩ bạn đã biết tường tận về vấn đề đó rồi. Suy cho cùng, mỗi người đều có những ý kiến riêng, và không phải ai cũng biết hết mọi thứ. Như Steven Covey đã nói, “Phải thấu hiểu người khác để người khác có thể hiểu mình”.

5. Khi bạn mất bình tĩnh, bạn thất bại. Năng lực tiềm tàng và những hiểu biết sáng suốt của bạn chính là một thế mạnh, nhưng chúng có thể trở nên nguy hiểm nếu sử dụng không đúng và bạn có thể rơi vào những trạng thái cảm xúc mà bạn không thể xử lý được. Hãy nhớ rằng không phải ai cũng có cách nhìn sự việc như bạn, và một khi nỗ lực giúp đỡ họ của bạn thất bại, điều đó sẽ khiến bạn phải chịu cảm giác bị oán giận và bỏ rơi. Bạn không thể xử sự như thế được. Hãy điều chỉnh suy nghĩ của mình, cho phép người khác quyền riêng tư và lúc đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

6. Giữ cái nhìn toàn cảnh. Hãy coi chừng xu hướng trở thành một người quá chi tiết. Nếu bạn cảm thấy mình rất chú ý đến các chi tiết nhỏ nhặt, hãy nhanh chóng quay lại và đảm bảo là bạn có thể nhìn thấy được mục tiêu của mình. Bạn sẽ không thể đạt mục tiêu của mình nếu cứ quá chìm đắm vào các chi tiết.

7. Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Đừng đổ lỗi của mình cho những người khác. Hãy suy nghĩ về cách giải quyết. Không ai có khả năng điều khiển cuộc sống của bạn hơn là chính bạn.

8. Hãy khiêm tốn. Đánh giá bản thân mình nghiêm khắc như cách bạn đánh giá người khác.

9. Hãy mong muốn những điều tốt đẹp nhất. Đừng tự làm nản lòng mình bằng ý nghĩ mình thật tồi tệ. Nhớ rằng một thái độ tích cực sẽ mang đến cho bạn những hoàn cảnh tích cực.

10. Thư giãn: Hãy cho phép mình thư giãn. Hãy tập thể dục và nghỉ ngơi một cách thoải mái, đi du lịch và tham gia vào các hoạt động thư giãn. Chăm sóc cho bản thân và những người yêu thương bằng cách cho phép bản thân để sự đam mê và cường độ công việc sang một bên để có thời gian nghỉ ngơi.

INFJ VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

INFJ là những người ấm áp và đáng tin cậy, họ cũng rất sâu sắc và phức tạp. Họ thích tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ lâu dài và ý nghĩa. Họ là người cầu toàn, và luôn nỗ lực cho mối quan hệ tối ưu. Trong đa số trường hợp, đây là một điều tích cực, nhưng đôi khi lại có hại cho INFJ nếu họ biến việc rời bỏ mối quan hệ cũ để tìm kiếm những mối quan hệ mới trở thành thói quen, để luôn luôn tìm kiếm những người hoàn thiện hơn. Nói chung, INFJ là những người nồng ấm và biết quan tâm sâu sắc, họ đầu tư vào mối quan hệ gần gũi, và nỗ lực nhiều để làm chúng trở nên tích cực. Họ được đánh giá cao bởi những người thân cận vì năng lực đặc biệt này. Họ tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài, bền vững mặc dù không phải lúc nào họ cũng tìm thấy nó.

Điểm mạnh của INFJ

Ấm áp và đáng tin cậy một cách tự nhiên.
Nỗ lực để đạt được mối quan hệ tốt nhất.
Nhạy cảm và quan tâm đến cảm giác của người khác.
Thường có kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng viết.
Rất nghiêm túc với những cam kết của mình, và luôn tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài.
Luôn đặt ra những chuẩn mực và kì vọng cao cho bản thân và người khác (vừa là ưu điểm và là khuyết điểm).
Lắng nghe tốt.
Có khả năng tiếp tục tìm kiếm các mối quan hệ khác sau khi kết thúc một mối quan hệ (Một khi đã chắc chắn là mối quan hệ kia đã kết thúc).

Điểm cần khắc phục của INFJ

Có xu hướng sống khép kín.
Không giỏi sử dụng tiền bạc hay những vật dụng thường ngày.
Cực kì ghét tranh cãi và chỉ trích.
Luôn đặt ra những chuẩn mực và kì vọng cao cho bản thân và người khác (vừa là ưu điểm và là khuyết điểm).
Gặp khó khăn khi rời bỏ một mối quan hệ có chiều hướng xấu đi.


Nguồn dịch: TGM Corporation

 

Hopdongtinhyeu

hopdongtinhyeu.ndag.net

325NDA 461 - (0 bình luận)
Được gắn thẻ
Thương hiệu được đề xuất